Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Bựa quán Dị triện (2)


Phần 2: Lưu lạc giời tây.


Chịu búng chim, được sang Sô đổi phận
Nhận túi gấm, quyết chí học buôn gian.


Nhằm năm 15 tuổi, giữa lúc đương miệt mài hiến dâng tinh lực cho dững trò xóc lọ, quay tay, Hoàng bỗng nhận được ân sủng tót vời của Triều đình. Hoàng được đài thọ cho 1 chuyến xuất dương học tập dài năm mà ngày nay gọi “học bổng du học tuyền phần”.
Ân sủng trên đến mới Hoàng chẳng bởi tài năng kiệt xuất, chẳng bởi đạo đức hơn người hay công lao tót vời của gia tộc. Chỉ giản đơn Hoàng được Nổ thiếu gia con nhà Đại tướng ghi ơn do đã chịu thay 108 nhát búng chim của giang hồ cỏ xứ Phồng trong 1 chuyến hộ tống Nổ thiếu gia xuống cảng Phồng ăn trộm ốc vít.
Cũng từ sau trận búng chim kinh hồn đó, chim Hoàng sưng đến mức không thể bình thường giở lại, Hoàng tự an ủi “kèn khủng” – rất tự hào một cách thủ dâm về điều nài – dưng đây cũng là nguyên nhân khiến sau nài Hoàng thù giang hồ cỏ đất Phồng đến xương tủy. Lăn lộn bao năm xuống Phồng mưu cuộc giả thù.
Nhưng chiện nài ta sẽ nhắc đến sau trong phần “Lập nghiệp”.

Lại nói đến chiện Hoàng nhận được ân sủng của Triều đình. Đây thực sự là cơ hội nhớn cho 1 cuộc đời tăm tối. Hoàng lờ mờ nhận ra ánh sáng cứu rỗi đã chiếu đến mình.
Ngày lên đường, gia đình tiễn đưa Hoàng trong nước mắt và kỳ vọng. Phụ thân Hoàng – một sư gia mẫn cán – người dạy Hoàng tuyệt kỹ “Dòm mồm” lặng thinh không nói, đặt vào tay con giai 1 túi vải màn và dặn:
“Sang bển mới được mở ra, nhớ nha, thằng mất dạy!”

Đối mới 1 “thằng mất dạy” vố tính tọc mạch như Hoàng thì việc ôm cái túi vải hành kinh trong người sang tận giời Tây là điều bất khả! Khi đã yên vị trên tàu bay, Hoàng lén mở túi ra. Một tờ giấy pô-luya ghi 4 câu thơ. Nét chữ gân guốc, hiển nhiên là xấu:

“Con ơi nhớ lấy lời ta,
Sang Tây con cứ bàn là mà mua.
Nồi áp-suất chẳng sợ thừa,
Được dăm ba kiện thì đưa về nhà”

P/s: địt cụ mày, sao không nghe nhời mà mở sớm thế?

Hoàng như người sực tỉnh cơn mê. Quả lời cha già chí lí. Sang Tây không buôn thì làm đéo? Học mà làm lìn gì?


Đời sau có thơ rằng
“Túi vải màn chứa lời tâm huyết,
Nghề buôn gian phát tiết từ đây”



Muốn biết chiện buôn gian bán lận nơi giời Tây của Hoàng ra sao, đợi chi bựa biên sẽ rõ.

1 nhận xét: